Các lỗi thường gặp khi sử dụng bếp điện từ

Trong cuộc sống hiện nay, bếp điện từ được xem là thiết bị nhà bếp khá phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, vì là thiết bị điện tử nên trong quá trình sử dụng sẽ không tránh được tình trạng lỗi, bếp không hoạt động .

Dưới đây Bếp Việt cường đã tổng hợp những mã lỗi cơ bản thường gặp khi sử dụng bếp điện từ cùng cách khắc phục, mời các bạn cùng tham khảo để biết cách xử lý:

1. Mã lỗi E0 - Bếp không nhận nồi



Nguyên nhân: Đây là lỗi cơ bản mà rất nhiều chị em phụ nữ gặp khi sử dụng bếp điện từ. Nguyên nhân do nồi không tương thích với bếp điện, cũng có thể do nồi lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với kích thước của vòng từ. Từ đó dẫn đến bếp từ sẽ không nhận nồi khi đặt nồi lên bếp sẽ phát ra tiếng kêu và báo lỗi.

Cách khắc phục lỗi E0:  Bạn nên kiểm tra hệ thống điện của gia đình, trong trường hợp này có thể nhà bạn cần một chiếc ổn áp để ổn định nguồn điện.

Công suất của bếp từ là 1800- 2200W vì thế bạn cần sử dụng ổ điện có công suất lớn hơn 2500W. nên chọn loại tốt vì nó ảnh hưởng đến cháy nổ rất nguy hiểm.

2. Mã lỗi E1 - Bếp quá nhiệt độ

Nguyên nhân: của mã lỗi E1 chính là do người sử dụng đun nấu bếp điện từ liên tục trong một thời gian dài với công suất điện năng quá tải, vượt mức an toàn. Điều này làm cho bộ phận làm mát của bếp không hoạt động kịp thời dẫn đến bộ phận cảm biến nhiệt sẽ thông báo mã lỗi E1  yêu cầu bếp dừng hoạt động.

Cách khắc phục: Tắt bếp, để bếp nguội trở lại và khởi động lại bếp nấu nướng trở lại. 

Bạn có thể sử dụng một ổn áp để làm giảm hiệu điện thế đến mức phù hợp

Nếu lỗi này tiếp tục lập lại nhiều lần thì bạn cần liên hệ với trung tâm bảo hành để được hỗ trợ xử lý sự cố.

3. Mã lỗi E2 - Nguồn điện quá mạnh



Nguyên nhân : Mã lỗi E2 chính là do nguồn điện bạn đang sử dụng không ổn định, quá lớn hoặc vượt quá công suất hoạt động của bếp điện từ là 260V. Khi có lỗi này hệ thống cảm biến nhiệt sẽ tự động ngắt và thông báo lỗi 

Cách khắc phụcTắt bếp từ ngay tức khắc, sau đó để một vài phút cho bếp nguội bớt  rồi bật bếp điện từ nấu ăn tiếp, mã lỗi sẽ không còn.

4. Mã lỗi E3 - Nguồn điện quá yếu

Nguyên nhân: Thông thường, mã lỗi E3 sẽ xảy ra khi nguồn điện mà bạn đang sử dụng cho bếp điện từ có công suất yếu dưới 170V. Nguyên nhân chủ yếu chính là do nhiều người cùng sử dụng nguồn điện, phích cắm chung với các thiết bị nhà bếp khác dẫn đến không đủ công suất cho bếp từ hoạt động.

Cách khắc phục:  Bạn hãy tắt bếp trước sau đó kiểm tra lại cầu chì hoặc bộ ngắt mạch trong nhà xem có vấn đề gì xảy ra không, đây là nguyên nhân khách quan nên các bạn cứ yên tâm về chất lượng máy móc nhé. đây là  cơ chế tự bảo vệ, hãy tắt bếp và đợi sau 10 phút thì bật bếp lại, sản phẩm sẽ không thấy mã lỗi này nữa.

5. Mã lỗi E4 - Điện năng và nhiệt độ bếp quá tải

Nguyên nhân: Mã lỗi E4 là do nguồn điện bạn sử dụng cho bếp điện từ quá cao so với công suất của bếp. Đồng thời, cũng có thể do nhiệt độ của vật dụng mà bạn đang sử dụng trên bếp vượt ngưỡng tối đa 280 độ với nhiệt độ tương thích của bếp.

Cách khắc phục: lỗi này thường do nguồn điện cung cấp không được ổn đinh, là lỗi khách quan mang lại nên bạn thường chỉ tắt bếp, chờ cho điện ổn định và dùng lại.

6. Mã lỗi E5 - Trở cảm biến quá tải



Nguyên nhân: Dấu hiệu của mã lỗi E5 là trở cảm biến của bếp điện từ sẽ đình công bằng cách dừng hoạt động, ngắt điện. Nguyên nhân rất đơn giản đó chính là nhiệt độ bạn đang sử dụng để đun nấu quá cao làm cho trở cảm biến hoạt động hết công suất dẫn đến nóng và báo lỗi.

Cách khắc phục: Đây là lỗi của nhà sản xuất, nếu còn thời gian bảo hành bạn hãy gọi cho hãng, còn nếu hết thời gian bảo hàng thì bạn đem đến cửa hàng uy tín sửa chữa.

7. Mã lỗi E6 - Tiếng bip liên hoàn

Nguyên nhân: Lỗi này rất dễ phát hiện, khi xảy ra bếp điện sẽ kêu những tiếng bíp dài, liên hoàn. lý do là bộ phận cảm biến từ của bếp gặp vấn đề bị hỏng, bị ngắt điện hoặc cũng có thể là bạn sử dụng đun nấu quá lâu làm cho đáy nồi nóng vượt mức cho phép.

Cách khắc phục: Bạn hãy tắt bếp và mang ngay đến trung tâm bảo hành để được sửa chữa.

8. Mã lỗi EF - Bề mặt ướt

Nguyên nhân: Có rất nhiều chị em phụ nữ mắc phải lỗi này vì chủ quan suy nghĩ khi có nhiệt độ đáy nồi sẽ tự khô. Điều này hoàn toàn sai lầm bởi khi bạn để đáy nồi ướt, không lau khô đặt lên bếp bộ phận cảm ứng nhiệt sẽ báo lỗi và dừng hoạt động vì không thể tự làm nóng và khô được bề mặt.

Cách khắc phục: Rất đơn giản bạn hãy tắt bếp và dùng khăn mềm lau bề mặt của bếp và nồi bếp khô hoàn toàn, bạn đã nấu ăn bình thường.

9. Mã lỗi AD - Nồi không bằng phẳng



Khi gặp tình trạng bếp điện từ báo lỗi AD bạn cần kiểm tra vật dụng đang dùng đun nấu trên bếp. Bởi nguyên nhân chính là do chiếc nồi bạn đang đun đáy không được bằng phẳng, lồi lõm nên không tiếp xúc được hết với bề mặt của bếp. Ngoài ra, cũng có thể do giữa bề mặt bếp và nồi có vật cản hoặc quá nhiều bụi bẩn làm cho đáy nồi bị khập khiễng dẫn đến báo lỗi.

10. Nút nguồn không sáng

Đối với lỗi này nguyên nhân do nguồn điện không ổn định hoặc công tắc, ổ cắm bị hỏng. Ngoài ra cũng có thể do đường dây điện gặp vấn đề, bạn cần lưu ý lỗi này do yếu tố bên ngoài hoàn toàn không từ bếp điện từ.

11. Bếp tắt đột ngột và phát ra tiếng kêu

Có nhiều chị em phụ nữ khi gặp lỗi này thường hoảng sợ vì bếp phát ra tiếng kêu to. Tuy nhiên, không cần lo lắng nguyên nhân của lối này chỉ là do nguồn điện, nhiệt độ quá cao. Ngoài ra cũng có thể bếp để cạnh một thiết bị nào đó phát ra tiếng kêu hoặc chỗ thông khí bị vật cản nào đó tắc nghẽn, mắc kẹt.

---> Xem thêm: Bếp từ không hoạt động và cách khắc phục lỗi

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Công dụng tuyệt vời của máy lọc không khí

Phân biệt máy sấy thông hơi và máy sấy ngưng tụ

Điện năng tiêu thụ trung bình của máy sấy quần áo