Top 6 sai lầm tai hại khi dùng máy rửa bát không phải ai cũng biết


Trong quá trình sử dụng máy rửa bát có rất nhiều khách hàng gửi đến chúng tôi nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề tại sao máy rửa bát không sạch, máy rửa bát bị đọng nước, kết thúc chu trình rửa bị đóng cặn. Rồi là máy rửa bát tốn điện, tốn nước, mất nhiều thời gian hơn việc rửa bằng tay, rửa đồ thủy tin không sạch...
Như đã phân tích và chia sẻ ở các bài viết khác, hôm nay chúng tôi sẽ chỉ ra 6 sai lầm mà nhiều người dùng dễ dàng mắc phải dẫn đến hậu quả là những vấn đề đã nêu ở trên. Mời quý khách tham khảo chi tiết dưới đây nhé!

Top 6 sai lầm tai hại khi dùng máy rửa bát

1. Rửa qua bát đĩa trước khi cho vào máy

Đây là quan niệm sai lầm phổ biến ở rất nhiều người dùng và thực tế đá chứng minh rửa tráng qua trước bát đĩa không phải là cách hiệu quả nhất để làm sạch chúng. Đặc biệt là với những loại máy đời mới được tích hợp chế độ cảm biến mức đọ bẩn. Thêm nữa, việc tráng qua bát đĩa rồi xếp vào máy còn tiêu tốn một lượng nước và thời gian đáng kể.
Theo đó, cách tốt nhất bạn chỉ cần gạt bỏ thức ăn dưa thùa còn dính lại trên bát đĩa và xếp luôn vào máy rửa bát. Với chế độ cảm biến nó sẽ quyết định việc thiết lập chu trình rửa phù hợp theo tình trạng bẩn của bát đĩa. Nếu không quá bẩn chu trình rửa sẽ ngắn hơn, còn nếu bẩn thì chu trình rửa sẽ dài hơn.

2. Nhiệt độ nước dưới 50 độ C

Vấn đề thứ 2 đó là nhiệt độ, vì theo thực tế và nghiên cứu khi nhiệt độ nước cấp vào máy rửa bát thấp quá cũng sẽ là nguyên nhân khiến cho bát đĩa không được rửa sạch đúng cách. Vì mức nhiệt yêu cầu không đáp ứng đủ điều kiện rửa của máy.
Thông thường, một chu trình rửa máy rửa bát sẽ mất trung bình khoảng 2 phút để làm nóng nước tăng lên thêm 1 độ. Và hầu hết các chương trình rửa đều cần mức nhiệt độ tối ưu nhất là 57 độ C mới đảm bảo rửa sạch sẽ hoàn toàn bát đĩa, xoong nồi...

3. Vô tình làm tắc cánh tay phun


Khi sắp xếp bát đĩa vào máy, nếu chúng ta không biết sắp đúng cách cũng là sai lầm khiến bát đĩa rửa xong không sạch. Vì rất nhiều trường hợp khi xếp bát người dùng vô tình làm tắc cánh t
Khi chúng ta đặt các vật dụng lớn trên hầu hết các giá, chúng sẽ ngăn không cho các vật dụng bên trên được làm sạch đúng cách. Thay vào đó, tốt hơn là bạn nên rửa những món lớn hơn bằng tay để đảm bảo rằng bát đĩa của bạn được làm sạch hợp vệ sinh.

4. Không làm sạch các gioăng cao su

Lớp cao su thu thập vi khuẩn theo thời gian từ các đồ bẩn trong máy rửa chén, vốn thích những nơi ẩm ướt. Có thể giải quyết vấn đề này bằng bàn chải đánh răng cũ và nước xà phòng vài tháng một lần để ngăn ngừa sự tích tụ.

5. Không sử dụng nước rửa bát

Nếu bát đũa bị ẩm và có vệt nước sau khi rửa, đó là do bạn không sử dụng nước rửa bát.
Chất trợ rửa giúp làm giảm sức căng bề mặt của nước và ngăn các giọt nhỏ hình thành và để lại vết bẩn, ố. Nó cũng giúp bát đũa khô nhanh chóng, do đó bạn không phải phơi lại bát đũa sau khi rửa.

6. Cho bát đũa sạch bẩn khác nhau vào cùng một mẻ

Một số bát đĩa sẽ cần được làm sạch kỹ hơn so với những loại khác, vì thế, bạn nên chia các nhóm đĩa bát theo mức độ sạch, bẩn của chúng để có được hiệu quả rửa tốt nhất.
Các chuyên gia khuyên rằng máy rửa bát luôn phải được làm đầy từ sau ra trước để tối đa hóa không gian. Dao kéo luôn cần đặt hướng xuống dưới để giảm nguy cơ gây xước. Các loại dao, thớt gỗ và các loại vật dụng sắc nhọn không bao giờ được rửa bằng máy, vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến bề mặt các vật dụng khác, cũng như bên trong máy rửa bát.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Công dụng tuyệt vời của máy lọc không khí

Phân biệt máy sấy thông hơi và máy sấy ngưng tụ

Điện năng tiêu thụ trung bình của máy sấy quần áo