Lưu ý khi xếp bát vào máy rửa bát đảm bảo hợp lý, hiệu quả nhất

Bạn đang sử dụng máy rửa bát và gặp tình trạng sau chu trình rửa bát đĩa không sạch, còn bị đong nước. bám cặn.... Bạn đang có ý định mua máy rửa bát để giải tỏa sức lao động cho bản thân nhưng lại đang phân vân vì nhiều ý kiến trái chiều. Ví dụ như máy rửa bát không sạch, máy rửa bát mất thời gian tráng rồi xếp bát, máy rửa bát tốn điện, tốn thời gian....

Vậy, có phải máy rửa bát thực sự là thiết bị không mang lại hiệu quả như lời đồn?

Theo kinh nghiệm của những người dùng lâu năm, nguyên nhân máy rửa bát không phát huy được các tính năng, hiệu quả một cách tối ưu chính là do cách xếp bát đĩa. Phần lớn người dùng khi sử dụng khá chủ quan trong cách xếp bát dẫn đến tình trạng bị tắc nghẽn ống xả, đọng nước, cánh tay phun không quay....

Chính vì thế, bài viết dưới đây Bếp Việt Cường sẽ tổng hợp chi tiết một số cách xếp bát đĩa vào máy rửa bát, mời các bạn tham khảo nhé!

Một số lưu ý khi xếp bát đĩa vào máy rửa bát hợp lý, hiệu quả

1. Đầu tiên, nên xếp bát đĩa theo hướng dọc hoặc úp so le lên nhau để đảm bảo nước từ cánh tay phun sẽ chạm được toàn bộ bề mặt bát đĩa và chảy nhanh. Tuyệt đối lưu ý không được xếp bát đĩa theo cách chồng lên nhau nhiều rồi lật ngửa bát. Vì như thế sẽ làm cho nước sẽ không được chạm đến và sẽ bị đọng lại trên bề mặt bát, đĩa, nhất là với dụng cụ lõm sâu.



2. Luôn đảm bảo bát đĩa khi xếp so le hoặc chồng lên nhau có khe hở ở giữa mục đích để tia nước từ thanh phun có thể tiếp cận được lòng trong của bát đĩa, nồi niêu xoong chảo.

3. Trước khi đóng cửa máy để cài đặt chương trình rửa phải kiểm tra xem bát đĩa, đũa, cán nồi, chảo có vật dụng nào bị chạm vào thanh quay phun nước không. Nếu có thì phải sắp xếp lại ngay tránh trường hợp hỏng cánh tay phun hoặc cánh tay không thể quay dẫn đến bát đĩa sau chu trình rửa không sạch.

4. Nên sắp xếp bát đĩa ở giàn rửa phía trên, đũa thìa ở ngăn rửa chuyên dụng còn các đồ như xoong, nồi chảo có diện tích lớn, trọng lượng nặng ở dưới cùng. Mục đích để máy rửa bát vận hành ổn định, phát huy hết tính năng và quan trọng hơn là đảm bảo tuổi thọ cho giàn rửa và máy.

5. Định kỳ 3 tháng một lần theo khuyến cáo của nhà sản xuất người dung nên kiểm tra xem thanh phun nước có bị tắc nghẽn không. Nếu có thì tiến hành tháo ra và vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo tay quay vận hành hiệu quả, bát đĩa sạch sẽ.

5. Khi sắp xếp giàn đựng thìa, đũa, giao kéo cần lưu ý dao kéo phải được đặt trong rổ dao kéo được quy định bên trong máy và nên đặt hướng đầu bẩn lên phía trên. Còn với dao thì phần lưỡi dao dài có thể quay xuống dưới ở một bên góc hoặc tốt nhất nên đặt nằm ngang trên giàn rửa để dễ dàng sắp xếp giàn rửa phía dưới, tránh nguy hiểm.

6. Lưu ý cuối cùng đó là khi xếp bát tuyệt đối không được chắn vào hộp chứa viên rửa hoặc bột rửa của máy rửa bát. Vì nếu chặn thì trong quá trình máy vận hành nắp đựng bột rửa, viên rửa sẽ không bật ra được và hậu quả dẫn đến bát đĩa không sạch do không có chất tẩy rửa.

Ngoài ra để đảm bảo máy rửa bát hoạt động tốt, rửa sạch bát đĩa chị em cần lưu ý nên thực hiện một số vấn đề dưới đây:

1. Trước khi cho vào máy nên tráng sạch hoặc gạt hết thức ăn thừa còn dính lại trên bát đĩa, xoong, nồi để tránh bị đọng lại nhiều trong ống xả dẫn đến tắ nghẽn.

2. Dùng lượng bột/viên rửa/ gel phù hợp lượng bát và size máy sử dụng. Sử dụng 1 viên rửa cho 1 lần rửa full tải, hoặc nửa viên với 1/2 tải.

3. Nên kết hợp bột rửa hoặc viên rửa với muối và nước bóng để phát huy tối đa tác dụng viên rửa và phù hợp điều kiện nước.

4. Vệ sinh máy định kỳ đảm bảo máy được thơm sạch, k bị cặn bám, vi khuẩn lưu trú ở thành và các linh kiện máy.


Một số hình ảnh xếp bát kinh điển của chị em phụ nữ

Dưới đây là một số hình ảnh xếp bát đĩa hợp lý, hiệu quả chúng tôi đã tổng hợp, mời các bạn tham khảo:







Chi tiết xem thêm tại đây: Hướng dẫn cách xếp bát chi tiết, hiệu quả




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Công dụng tuyệt vời của máy lọc không khí

Phân biệt máy sấy thông hơi và máy sấy ngưng tụ

Điện năng tiêu thụ trung bình của máy sấy quần áo